KHẢO-LUẬN

 

V.
Khải-Giáp
鎧 甲

 

 

 

 

C - Phục-Chế Khải-Giáp Theo Lịch-Sử

Phân-Biệt và Đặc-Điểm
Khải-Giáp

 

 

 

 

       Khi chúng ta nhìn thấy, chẳng hạn, Tượng tạc Hoàng-Đế Quang-Trung Nguyễn-Huệ Nhà Tây-Sõn (1788-1792), biểu-thị ngài mặc Khải-Giáp thời Nhà TRẦN (1225~1400), thì điều lỗi-thời vô-lý này - Bốn Thế-Kỷ cách khoảng - khiến chúng ta tư-duy ngay rằng việc nghiên-cứu sự Phục-Chế Khải-Giáp theo Lịch-Sử là một điều đáng được khuyến-khích. Cho dù ngày nay không còn nghệ-nhân khéo tay rèn đúc Khải-Giáp đúng y-hệt theo Lịch-Sủ chăng nữa, thì sự thực-hiện kiến-trúc căn-bản của Khải-Giáp dựa trên tài-liệu lịch-sử và di-tích quá-khứ vẫn là điều chí-lý.

Tượng Hoàng-Đế Quang-Trung NGUYỄN-Huệ 1788~1792
mặc « Khải-Giáp » (Giáp Vảy).

Tín-dụng ảnh : Vietnam Magazine
.

 

Tượng Đại-Tướng TRẦN Hưng Đạo 1213~1300
mặc « Khải-Giáp » (Giáp Vảy).

Tín-dụng ảnh : GS. Thái Văn Kiểm
.

 

       Trước khi phục-chế Khải-Giáp theo lịch-sử, chúng ta không những cần tìm hiểu Lịch-trình Tiến-hóa của Khải-Giáp, và Nghiên-cứu So-sánh Khải-Giáp qua các Triều-đại, mà chúng ta còn cần phân-biệt những loại Khải-Giáp, tìm hiểu những đạc-điểm của Khải-Giáp để rồi sau đó quyết-định những loại Khải-Giáp muốn Phục-chế theo Lịch-sử.


       I - Phân-Biệt Những Loại Khải-Giáp

       Khải-Giáp (鎧 甲) là một ngôn-từ để gọi chung vệ-y của chiến-sĩ mặc lúc ra trận.

       Trong thực-tế, Khải-Giáp Đại-Việt được chia ra làm nhiều loại :


       A - Loại Khải-Giáp cho Bộ-Binh, gồm có hai thứ :

       1 - Thứ dành cho Tướng-Sĩ, thì ngoài Khôi-Mạo 盔 帽, Hung-Giáp 胸 甲 (Giáp Che Ngực), Bối-Giáp 背 甲 (Giáp che Lưng) và Đại-Thối Giáp 大 腿 甲 (Giáp che Đùi) ra, còn luôn luôn có :
                 a - Thủ-Kiên-Giáp 頭 肩 甲(Giáp đỡ che Đầu Vai) ;
                 b - Hạ-Bàng-Giáp 下 膀 甲 (tức là Giáp che Hạ-Bộ khi xoạc chân xuống Tấn như Trung-Bình-Tấn, Đinh-Tấn) ;


       2 - Thứ dành cho Quân-Sĩ, thì ngoài Mũ Trụ Đâu-Mâu 兜 鍪 ra, không hề có Thủ-Kiên-Giáp (Giáp đỡ che Đầu Vai) và được chia ra làm hai loại :
                     1) Loại Khải-Giáp chỉ có Hung-Giáp 胸 甲 (Giáp Che Ngực), nhưng không có Đại-Thối Giáp 大 腿 甲 (Giáp che Đùi) và không có Bối-Giáp 背 甲 (Giáp che Lưng) ;
                     2) Loại Khải-Giáp có Hung-Giáp 胸 甲 (Giáp Che Ngực) và có cả Đại-Thối Giáp 大 腿 甲 (Giáp che Đùi) và Bối-Giáp 背 甲 (Giáp che Lưng).



       B - Loại Khải-Giáp cho Mã-Binh, gồm có hai thứ :

       1 - Thứ dành cho Kị-Tướng, thì ngoài Khôi-Mạo, Đại-Thối Giáp 大 腿 甲 (Giáp che Đùi) và Bối-Giáp 背 甲 (Giáp che Lưng) ra, còn luôn luôn có Thủ-Kiên-Giáp 頭 肩 甲 (Giáp đỡ che Đầu Vai), nhưng không bao giờ có Hạ-Bàn-Giáp 下 膀 甲 (Giáp che phần Hạ Bàn), vì chiến-đấu trên lưng ngựa ;

       2 - Thứ dành cho Kị-Quân, thì vẫn không hề có Thủ-Kiên-Giáp 頭 肩 甲 (Giáp đỡ che Đầu Vai) ; nhưng ngoài Hung-Giáp 胸 甲 (Giáp Che Ngực) ra, lại còn có thêm Đại-Thối Giáp 大 腿 甲 (Giáp che Đùi) và Bối-Giáp 背 甲 (Giáp che Lưng).

Tượng Chiến-Sĩ Đại-Việt đội Đâu-Mâu mặc Khải-Giáp Bộ-Binh
cầm Binh-Khí Sắc Bén « Trường Gươm Song-Thủ »
Đại-Việt - Thế-Kỷ 16~18
- Triều Nhà LÊ Trung-Hưng (1533~1789) - .

Tín-dụng Ảnh : PGS Đặng Phương Mai

 

Tượng Chiến-Sĩ Đại-Việt mặc Khải-Giáp Kị-Binh
cầm Binh-Khí Đặc-Biệt « Liềm Trận Phãng-Náp »
Đại-Việt - Thế-Kỷ 16~18
- Triều Nhà LÊ Trung-Hưng (1533~1789) - .

Tín-dụng Ảnh : Thông-Tấn-Xả Vàng-Anh

 



       II - Những Đặc-Điểm của Khải-Giáp Đại-Việt (triều Nhà LÝ, triều Nhà TRẦN, triều Nhà LÊ)

       A - Chiến-Mạo thì có những đặc-điểm sau đây :

              1 - Mũ Trụ Đâu-Mâu 兜 鍪 thì hình tròn và Chóp thấp không nhọn (H.01) ;

              2 - Mũ Trụ Khôi-Mạo 盔 帽 thì Chóp cao và nhọn có Ngù, lại có gắn Nhĩ-Giáp 耳 甲 (Giáp đỡ che Tai) hình Hỏa-Châu (Hỏa-Châu Mạo 火 珠 帽), còn gắn thêm Quai đỡ che màng-tang (H.03, H.05) và có gắn cả Mặt Nạ (Diện-Giáp 面 甲 (H.06) ; về thời sau thì gắn Nhĩ-Giáp 耳 甲 (Giáp đỡ che Tai) hình Cánh Phượng Bay, vì thế mà có tên "Phượng-Dực Mạo" 鳳 翊 帽 (H.02).

H.01 - Tượng Giáp-Sĩ đội chiến-mạo Đâu-Mâu 兜 鍪
- Đại-Việt - Thế-Kỷ 17 -

(Điện Voi Ré - Việt-Nam)


 

H.02 - Khôi-Mạo gắn Cánh Phượng Bay
( Phượng-Dực Mạo 鳳 翊 帽 )
(hình nhìn từ 3/4 phía trước)
- Đại-Việt - Thế-Kỷ 15~17 -

(Khôi-Mạo bị khiếm-khuyết Ngù nơi chóp)

 

H.03 - Khôi-Mạo gắn Nhĩ-Giáp 耳 甲 hình Hỏa-Châu
(Hỏa-Châu Mạo 火 珠 帽 )Quai đỡ che màng-tang.
(hình nhìn từ phía trước)

- Đại-Việt - Thế-Kỷ 13~15 -

(Tín-dụng ảnh : Nguyễn Ngọc Phương Đông)


H.04 - Khôi-Mạo gắn Nhĩ-Giáp 耳 甲 hình Hỏa-Châu
( Hỏa-Châu Mạo 鳳 翊 帽 ) Quai đỡ che màng-tang.
Hạ-Bác-Giáp 下 膊 甲 (Giáp đỡ che Bắp Tay Dưới)
(hình nhìn từ phía sau)
- Đại-Việt - Thế-Kỷ 13~15 -

(Tín-dụng ảnh : Nguyễn Ngọc Phương Đông)

 

H.05 - Khôi-Mạo gắn Nhĩ-Giáp 耳 甲
hình Hỏa-Châu
( Hỏa-Châu Mạo 鳳 翊 帽 )
Quai đỡ che màng-tang.
(hình nhìn từ 3/4 phía trước)

- Đại-Việt - Thế-Kỷ 12 ~ 13 -
(trễ lắm là Thế-Kỷ 14
)

 

H.06 - Khôi-Mạo gắn Nhĩ-Giáp 耳 甲
hình Hỏa-Châu
( Hỏa-Châu Mạo 鳳 翊 帽 )
Quai đỡ che màng-tangDiện-Giáp 面 甲 đỡ che mặt.
(hình nhìn từ phía trước)

- Đại-Việt - Thế-Kỷ 10 ~ 12 -
(trễ lắm là Thế-Kỷ 13
)

 


       B - Chiến-Giáp thì có những đặc-điểm sau đây :

             1 - Giáp đỡ che Đầu Vai (Thủ-Kiên-Giáp 頭 肩 甲) thiết-kế theo hình Đầu Cọp há miệng ngập đầu vai, có khi theo hình Áng Mây giăng phủ đầu vai (H.07 & H.08) ;

H.07 - Tượng Hộ-Pháp mặc Khải-Giáp
có Thủ-Kiên-Giáp 頭 肩 甲 hình Áng Mây.
- Chùa Thiên-Mụ, Huế - Việt-Nam -

(Tín-dụng ảnh : Xavier Manneville)

 

H.08 - Tượng Hộ-Pháp mặc Khải-Giáp
có Thủ-Kiên-Giáp 頭 肩 甲 hình Áng Mây.
- Chùa Thiên-Phúc, Sơn-Tây - Việt-Nam -


(Crédit Photo : Bình-Định Sa-Long-Cương)

 

 

              2 - Giáp đỡ che Ngực, Bụng và Lưng (Thân-Giáp 身甲) gồm có Ba thành-phần :
                      a) Hung-Giáp
胸 甲 (Giáp đỡ che Ngực) thì được thiết-kế rất sóm từ xa xưa bằng dây Dừa hoặc bằng Mây đan. Đến Thời Đồ Đồng thì Hung-Giáp được thiết-kế dưới dạng Hộ-Tâm Phiến hình Vuông hoặc hình chữ Nhật (H.09 & H.10). Đến Thời Đồ Đồng thì Hung-Giáp được thiết-kế dưới dạng Hộ-Tâm Phiến hình Vuông hoặc hình chữ Nhật (H.09 & H.10). Mãi về sau vào từ Thời Đồ Sắt trở đi Hung-Giáp mới được thiết-kế theo kiểu-mẫu Khải-Giáp ( 鎧甲) Trung-Cổ.

 

Hung-Giáp Hộ-Tâm Phiến hình vuông đặc-trực Thời Hùng-Vương Nhà Hồng-Bàng

(Tín-dụng ảnh : Ngọc Thắng)

 

Hung-Giáp Hộ-Tâm Phiến hình vuông đặc-trực Thời Hùng-Vương Nhà Hồng-Bàng

(Tín-dụng ảnh : Ngọc Thắng)

 

Hung-Giáp Hộ-Tâm Phiến hình chữ nhật

(Tín-dụng ảnh : Ngọc Thắng)


           

                     b) Phúc-Giáp 腹 甲 (Giáp đỡ che Bụng), thì lúc đầu vào Thời Đồ Đồng không được chế-tác. Mãi về sau vào từ Thời Đồ Sắt trở đi Phúc-Giáp mới được thiết-kế theo hình Tròn khắc-chạm hình Đầu Rồng nhìn trực-diện và kết-đính lên Đai bản rộng vòng quanh bụng và thận.


Khải-Giáp Đại-Việt - Thế-Kỷ 13
- Tượng Danh-Tướng TRẦN Hưng Đạo 1213~1300 -
người chiến-thắng quân Mông-Nguyên của Thoát-Hoan,
Toa-Đô, Ariq-Qaya, Ogotaï và Ô-Ma-Nhi.

Tín-dụng ảnh : GS. Thái Văn Kiểm
.

Khải-Giáp Trung-Hoa - Thế-Kỷ 13
- Tượng Đại-Tướng Nam-Tống -
Triều
Nhà Nam-TỐNG (1127~1279).

Tín-dụng Ảnh : Pakistan Defence

 

        

                     c) Bối-Giáp 背 甲 (Giáp đỡ che Lưng) thì lúc đầu cũng được thiết-kế như Hung-Giáp Hộ-Tâm Phiến nói trên. Mãi về sau vào từ Thời Đồ Sắt trở đi Bối-Giáp mới được thiết-kế tưong-ứng theo kiễ-mẫu Hung-Giáp của Khải-Giáp ( 鎧甲) Trung-Cổ.


              3 - Giáp đỡ che Cánh Tay (Hạn-Giáp 釬甲) gồm có ba thành-phần :
                      a) Thượng-Bác-Giáp
上 膊 甲 (Giáp đỡ che Bắp Tay Trên) thì gắn Dịch-Oa-Giáp 腋 窩 甲 (Giáp đỡ che Hố Nách)  thiết-kế bằng những Giải Da Trâu thòng xuống đến ngang tầm hông (H.09 ; H.10) ;
                       b) Hạ-Bác-Giáp 下 膊 甲 (Giáp đỡ che Bắp Tay Dưới) thì thiết-kế theo hình vòng nối thành ống có khe hở (H. 04 ; H.11) cho đến Thế-Kỷ 14~15, rồi về sau thì càng tiến-triễn hơn (H.13 ; H.14 ; H.17 ; H.10) ;
                   
  c) Trữu-Giáp 肘 甲 (Giáp đỡ che Cùi Chõ) thường khi thiết-kế theo hình Hỏa-Châu hoặc Áng Mây (H.15 ; H.16) điệu-hóa.

H.09 - Giáp Lụa dưới Triều Nhà NGUYỄN
còn lưu-giữ vết-tích Dịch-Oa-Giáp 腋 窩 甲
(Giáp đỡ che Nách)

gắn vào Thượng-Bác-Giáp 上 膊 甲
và vết-tích Tất-Giáp 膝甲 (Giáp đỡ che đầu Gối).

Việt-Nam - Thế-Kỷ 19


H.10 - Thượng-Bác-Giáp 上 膊 甲
(Giáp đỡ che Bắp Tay Trên)
và Hạ-Bác-Giáp 下 膊 甲
(Giáp đỡ che Bắp Tay Dưới)
- Tượng Hộ-Pháp, Chùa Thiên-Phúc, Sơn-Tây -
Việt-Nam - Thế-Kỷ 12

 

 

H.11 - Hạ-Bác-Giáp 下 膊 甲
(Giáp đỡ che Bắp Tay Dưới)

Văn-Lang - 2879~258 trước CL.

(Tín-dụng ảnh : Nguyễn Ngọc Phương Đông)

 

H.12 - Đồng-Giáp 銅 甲
(Vảy Đồng lợp Khải-Giáp)

Văn-Lang - 2879~258 trước CL.

(Tín-dụng ảnh : Bình-Định Sa-Long-Cương)

 

H.13 - Hạ-Bác-Giáp 下 膊 甲
(Giáp đỡ che Bắp Tay Dưới)

Đại-Việt - Thế-Kỷ 13~15

(Tín-dụng ảnh : Nguyễn Ngọc Phương Đông)

H.14 - Hạ-Bác-Giáp 下 膊 甲
(Giáp đỡ che Bắp Tay Dưới)

Âu-Lạc - 258~207 trước CL.

(Tín-dụng ảnh : vozforums.com)

H.15 - Trữu-Giáp 肘 甲 (Giáp đỡ che Cùi Chõ)
Tất-Giáp 膝甲 (Giáp đỡ che Đầu Gối)
- Tượng Hộ-Pháp, Chùa Thầy, Quốc-Oai - Hà-Nội -

Việt-Nam - Thế-Kỷ 12

H.16 - Trữu-Giáp 肘 甲 (Giáp đỡ che Cùi Chõ) hình Áng Mây
- Tượng Hộ-Pháp, Chùa Thầy, Quốc-Oai - Hà-Nội -

Việt-Nam - Thế-Kỷ 12

 

 



              4 - Giáp đỡ che Chân (Túc Giáp 足甲) gồm có ba thành-phần :
                   
a)
Đại-Thối Giáp 大 腿 甲 (Giáp đỡ che Đùi) (H.15) ;
                   b) Tất-Giáp 膝甲 (Giáp đỡ che Đầu Gối) (H.16) ;
                   
c)
Tiểu-Thối Giáp 小腿 甲 (Giáp đỡ che Bắp Chân) (H.18 ; H.19 ; H.20).


H.15 - Đại-Thối Giáp 大 腿 甲 (Giáp đỡ che Đùi),
Tất-Giáp 膝甲 (Giáp đỡ che Đầu Gối)
và Tiểu-Thối Giáp 小腿 甲 (Giáp đỡ che Bắp Chân).
- Tượng Hộ-Pháp, Chùa Thiên-Phúc, Sơn-Tây -
Việt-Nam - Thế-Kỷ 12


H.16 - Tất-Giáp 膝甲 (Giáp đỡ che Đầu Gối).
- Tượng Hộ-Pháp, Chùa Thầy, Quốc-Oai - Hà-Nội -

Việt-Nam - Thế-Kỷ 12

 

H.17 - Hạ-Bác-Giáp 下 膊 甲
(Giáp đỡ che Bắp Tay Dưới)

Triều Nhà Tần (秦 - Qin) - 248~207 trước CL.

H.18 - Tiểu-Thối Giáp 小腿 甲
(Giáp đỡ che Bắp Chân)

Triều Nhà Tần (秦 - Qin) - 248~207 trước CL.

 

H.19 - Tiểu-Thối-Giáp 小腿 甲
Giáp đỡ che Bắp Chân)

Âu-Lạc - 258~207 trước CL.


H.20 - Tiểu-Thối-Giáp 小腿 甲
(Giáp đỡ che Bắp Chân)

Âu-Lạc - 258~207 trước CL.

 

 


              5 - Hia Trận bảo-vệ Chân gồm có ba thành-phần :
                   
a)
Phần Bảo-Vệ Ống Quyển (H.21 ; H.22 ; H.23) ;
                   b) Phần Bảo-Vệ Mu Bàn Chân (H.19 ; H.22 ; H.23 ; H.24) ;
                   c) Phần Bảo-Vệ Nhượng Gót Chân (H.21 ; H.24).

 

H.21 - Hia Trận
của Minh-Quang Khải nước Đại-Việt
(Tượng Chùa Thiên-Mụ - Cố-Đô Huế).

(Tín-dụng ảnh : Xavier Manneville)

H.22 - Hia Trận
của Minh-Quang Khải nước Đại-Việt
(Tượng Chùa Thiên-Mụ - Cố-Đô Huế)
.


(Tín-dụng ảnh : Xavier Manneville)

H.23 - Hia Trận (Phần bảo-vệ Ống Quyển)
của Minh-Quang Khải nước Trung-Hoa
thời Nhà MINH (1368-1644).

 

H.24 - Hia Trận (Phần bảo-vệ Ống Quyển, Mu Bàn Chân và Gót Chân)
của Minh-Quang Khải nước Trung-Hoa
thời Nhà ĐƯỜNG (618-907).

 

(Còn tiếp...)

 

HỌC-VIỆN
VÕ-TRẬN ĐẠI-VIỆT

Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE

 

 

 

 

 

       A - Lịch-Trình Tiến-Hóa của Khải-Giáp

       B - Nghiên-Cứu So-Sánh Khải-Giáp

       C - Phục-Chế Khải-Giáp Theo Lịch-Sử - (Hành-Lang Hình-Ảnh)

       D - Bàn-Luận về Mã-Giáp

       E - Bàn-Luận về Tượng-Giáp

 

 

 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2019 by ACFDV - All rights reserved.